Bộ môn Công nghệ cơ khí

 

1. Lịch sử xây dựng và phát triển  

Bộ môn Công nghệ cơ khí (trước đây là Kim loại – Sửa chữa) được thành lập cùng với ngày thành lập Trường 12/10/1956.

Trong lịch sử xây dựng và phát triển, Bộ môn đã qua một số lần tách và nhập với các đơn vị khác. Từ năm 1974, Bộ môn có tên gọi Kim loại – Sửa chữa. Từ năm 2007 đến nay, Bộ môn được đổi tên thành Công nghệ cơ khí. Từ khi thành lập đến nay đã có 33 giảng viên, kỹ thuật viên làm việc tại Bộ môn. Các đồng nghiệp đã đoàn kết chặt chẽ, đóng góp nhiều công sức để xây dựng Bộ môn và đã chung sức đưa Bộ môn phát triển. Tập thể Bộ môn và các thành viên đã được trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý của Chính phủ, Bộ và Nhà trường.

 Hiện nay số lượng cán bộ, viên chức của Bộ môn có 5 người, trong đó có 1 Tiến sĩ và 4 Thạc sĩ.

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chức vụ

Email

1

Tống Ngọc Tuấn

Tiến sĩ

Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn

tntuan@vnua.edu.vn

2

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Thạc sĩ

Kỹ thuật viên

ntthang@vnua.edu.vn

3

Nguyễn Thị Thu Trang

Thạc sĩ

Giảng viên

ntttrang.cd@vnua.edu.vn

4

Nguyễn Hữu Hưởng

Thạc sĩ

Giảng viên, Phó Trưởng Bộ môn

nhhuong@vnua.edu.vn

5

Nguyễn Ngọc Cường

Thạc sĩ

Giảng viên

nncuong@vnua.edu.vn

2. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

Đào tạo: Hiện nay, Bộ môn đảm nhận giảng dạy trên 20 học phần cơ sở và chuyên môn cho các chuyên ngành đại học thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Giảng dạy cao học 6 môn học chuyên môn cho chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí. Tham gia đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí.

Nghiên cứu khoa học: Bộ môn chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ các cấp gồm đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp Học viện thuộc các lĩnh vực cơ bản và chuyên môn về vật liệu kỹ thuật, công nghệ xử lý bề mặt, kỹ thuật đo, kỹ thuật gia công cơ khí, kỹ thuật bảo trì và sửa chữa máy và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

3. Các phòng thực hành, thí nghiệm của Bộ môn

Bộ môn có các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy các học phần thuộc phần cơ sở, các học phần chuyên ngành. Tại các phòng thực hành, thí nghiệm có các thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, hỗ trợ việc làm đề tài tốt nghiệp của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh. (Các phòng TH, TN)