Bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện

 

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam có tiền thân là bộ môn Điện nông nghiệp được thành lập từ năm 1963 với nhiệm vụ giảng dạy các môn học cơ sở như Kỹ thuật điện, Truyền động điện,… cho các ngành Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí lâm nghiệp và Thủy sản. Các thầy giáo thế hệ đầu tiên có:
1. Thầy Vũ Thế Phi
2. Thầy Dương Ngọc Dược
3. Thầy Đặng Văn Nhiễu
Từ năm 1996, Bộ môn Điện kỹ thuật được thành lập trên cơ sở tách ra từ bộ môn Điện nông nghiệp, với nhiệm vụ giảng dạy các môn học cơ sở cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện và các ngành khác như Kỹ thuật cơ khí, Công trình, Công nghệ thực phẩm, ….
Tiếp theo đà phát triển của ngành điện nói chung, bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện được thành lập theo Quyết định 508/QĐ-NNH ngày 20 tháng 3 năm 2012 (tách từ bộ môn Điện kỹ thuật), với nhiệm vụ giảng dạy các môn học cơ sở cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện và các ngành khác như Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, …
Trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn có nhiều hợp tác với các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học (Bách Khoa Hà Nội, SPKT Hưng Yên, Điện Lực, Điện tử – Viễn thông (Nhật Bản), …)
Năm 2017, Bộ môn được Học viện và Khoa giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án mở ngành mới: ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.
Năm 2018, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử chính thức có quyết định mở ngành và tuyển sinh khóa đầu tiên. Bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện trực tiếp quản lý và giảng dạy cho ngành này.
Cán bộ giảng viên Bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện luôn từng bước thay đổi tư duy, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng thực hành, thông qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học để đào tạo, hỗ trợ người học trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Mục tiêu phấn đấu của Bộ môn là cùng với khoa Cơ – Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong khu vực, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu cả nước.
II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN
1. TS. GV. Nguyễn Thị Hiên – Trưởng bộ môn
2. ThS. GV. Mai Thị Thanh Thủy – Phó Trưởng bộ môn
3. ThS. GV. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
4. ThS. GV. Ngô Phương Thủy
5. ThS. GV. Nguyễn Đức Dương
6. ThS. GVC. Nguyễn Văn Đạt (thỉnh giảng)
7. ThS. GVC. Phạm Việt Sơn (thỉnh giảng)
8. TS. GVC. Lê Thị Minh Tâm (thỉnh giảng)
III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Bộ môn phụ trách các học phần cơ sở, học phần chuyên ngành cho bậc đại học, sau đại học cho các ngành:
– Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
– Kỹ thuật điện
– Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
– Các ngành khác như Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ ô tô, Công nghệ thực phẩm …
Danh sách các học phần quản lý (chi tiết)
IV. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.  Hướng nghiên cứu chính
– Nghiên cứu điều khiển các truyền động điện (DC servo, AC servo, …) trên nền thiết bị của hãng Lucas – Nuelle, điều khiển điện – khí nén và các ứng dụng;
– Nghiên cứu và xây dựng các mô hình điều khiển quá trình, điều khiển robot trên nền thiết bị Festo (Đức) sử dụng công nghệ IO – Link. 
– Nghiên cứu điều khiển thời gian thực trên mô hình thiết bị hãng Lucas Nuelle (Đức) bằng Matlab (sử dụng code của Texas Instruments).
– Nghiên cứu các bộ biến đổi điện tử công suất và ứng dụng;
– Tự động hóa và điều khiển tự động trong sản xuất nông nghiệp, chế biến và bảo quản nông sản; Hệ SCADA, hệ nhúng, IoT trong các hệ thống sản xuất;
– Nghiên cứu các thuật toán điều chỉnh tối ưu bộ điều khiển (FRIT, VRFT, …);
– Nghiên cứu ứng dụng trong Robot nông nghiệp (công nghệ xử lý ảnh, AI, IoT, …).
2.  Một số kết quả nghiên cứu những năm gần đây
Chủ trì, tham gia thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, xuất bản nhiều giáo trình, bài giảng, các bài báo trong nước và quốc tế (chi tiết).
Một số công bố gần đây:

  1. Ngô Phương Thủy, Nguyễn Thị Hiên. Giám sát điều khiển một số thông số tại bể điều hòa trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam (đang phản biện).
  2. Nguyen Thi Hien, Ngo Phuong Thuy. Data-based internal model controllers for linear time-delay systems in cascade architecture. The 6th Vietnam International Conference and Exhibition on Control and Automation (VCCA 2021, accepted).
  3. Nguyen Thi Hien. A data-driven approach to cascaded internal model controllers: Simultaneous attainment of controllers and models. Tạp chí Khoa học & Công nghệ năng lượng, Đại học Điện lực, số 26/2021, pp. 1 – 11.
  4. Ngô Phương Thủy (đồng tác giả). Nghiên cứu thiết kế thiết bị lọc không khí sử dụng công nghệ ion âmTạp chí nghiên cứu khoa học Đại học Sao Đỏ, 2021.
  5. Nguyễn Đức Dương (đồng tác giả). Building Environmental Awareness System for Mobile Robot Operating in Indoor Environment on ROS Platform. SSRG International Journal of Electrical and Electronics Engineering, 2021.
  6. Nguyễn Thị Hiên. Tối ưu hóa bộ điều khiển IMC trong hệ thống điều khiển tầng bằng FRIT. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Số 18(12), 2020, pp. 1172 – 1181.
  7. Nguyen Thi Hien, Osamu Kaneko. Fictitious reference iterative tuning for cascaded internal model controllers. Proceedings of the 2020 SICE Annual Conference (SICE), 2020.
  8. Ngô Phương Thủy (đồng tác giả). Nghiên cứu thiết kế mạch điều hướng pin mặt trời cho ứng dụng nhà thông minh. Hội nghị Đo lường quốc gia, 2020.
  9. Nguyễn Đức Dương. Nghiên cứu mô hình điều khiển cho hệ thống truyền động động cơ tự nâng không lõi thép trên nền tảng công cụ mô phỏng Typhoon Hil. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, số 53, 2019.
  10. Nguyễn Thị Hiên. Logic mờ trong điều khiển đồng tốc động cơ không đồng bộ ba pha. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Công nghiệp Hà Nội, số 49, trang 38 – 42, 2018.
  11. Nguyễn Thị Hiên. Điều chỉnh tối ưu hệ thống điều khiển tầng bằng FRIT. Tạp chí Công nghiệp nông thôn, số 24, trang 63 – 70, 2017.
  12. Nguyen Thi Hien, Osamu Kaneko. Fictitious reference iterative tuning for cascade PI controllers of DC motor speed control systems. IEEJ Transactions on Electronics, Information and Systems, Vol. 136, No. 5, pp. 710 – 714, 2016.
  13. Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Văn Đạt. Thuật toán mới điều chỉnh tối ưu hệ thống điều khiển tầng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Số 3/2016, trang 469 – 476, 2016.
  14. Ngô Phương Thủy. Study and Design the Model of the Temperature and Humidity Monitoring System Using Wireless Communication for Agricultural Warehouse. Journal of Science and Technology Technical Universities, 2016.
  15. Nguyen Thi Hien, Osamu Kaneko. Fictitious reference iterative tuning for cascade control systems. The 2015 SICE Annual Conference (SICE), pp. 774 – 777, 2015.

V. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Bộ môn Cơ sở kỹ thuật điện quản lý và vận hành 09 phòng thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: PTN Lý thuyết mạch điện; PTN Máy điện; PTN Kỹ thuật điện tử; PTN Điện tử công suất; PTN Truyền động điện; PTN Đo lường và cảm biến; PTN Kỹ thuật điện; PTN Kỹ thuật robot; PTN Cơ điện tử tổng hợp (Phòng TN)