Bộ môn Cơ học kỹ thuật

 

1. Giới thiệu chung

Bộ môn thành lập năm 1963, đ­ược tách ra từ Bộ môn Chi tiết – Điện (1959 – 1963). Từ đó đến nay có tên là Bộ môn Cơ Học Kỹ Thuật (CHKT).

Bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy các môn học cơ sở cho các ngành trong Khoa Cơ Điện và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Từ năm học 1993 – 1994 Bộ môn giảng dạy thêm một số môn học cơ sở và chuyên ngành cho ngành Công nghiệp và công trình nông thôn và đ­ược Khoa giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn của ngành này.

Bộ môn đã góp phần đào tạo nhiều kỹ sư­, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành Cơ khí nông nghiệp và kỹ sư­ ngành Công nghiệp và công trình nông thôn.

2. Cơ cấu tổ chức của Bộ môn

Bộ môn gồm hai nhóm:

Nhóm Cơ học k  thuật : Giảng dạy các môn học cơ sở cho các chuyên ngành Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí động lực, Cơ khí bảo quản chế biến, Điện nông nghiệp, Tự động hoá, Công trình và Công thôn.

Nhóm công trình : Giảng các môn học cơ sở và chuyên ngành cho chuyên ngành Công trình, Công thôn.     

3. Giảng dạy

Bộ môn đã và đang đảm nhận các môn học sau:

Đào tạo đại học : Hình hoạ; Vẽ kỹ thuật cơ khí; Vẽ kỹ thuật xây dựng; Cơ học, Sức bền vật liệu; Nguyên lý máy; Chi tiết máy; Cơ học kết cấu; Động lực học công trình; Cơ học đất; Nền móng công trình; Lý thuyết đàn hồi; Ph­ương pháp phần tử hữu hạn; Kết cấu thép; Bê tông cốt thép; Bê tông dự ứng lực; Quy hoạch xây dựng nông thôn; Quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình thuỷ lợi; Kỹ thuật thi công và quản lý các công trình xây dựng; Kiến trúc công trình nông thôn.

Đào tạo sau đại học : Cơ học giải tích; Cơ học máy; Dao động trong kỹ thuật; Động lực học máy; Lý thuyết đàn hồi dẻo và từ biến.

4. Công tác giáo trình

Các môn học Bộ môn đảm nhiệm đều có bài giảng do các cán bộ của bộ môn biên soạn phục vụ giảng dạy.

Các giáo trình đã biên soạn :

Đào tạo đại học :

            Nguyên lý máy, 1982;

            Cơ học lý thuyết, 1997;

            Sức bền vật liệu, 1997;

            Chi tiết máy, 1997;

            Động lực học công trình, 1997;

            Cơ học kết cấu, 1996;

            Vẽ kỹ thuật, 2007;

            Hình học hoạ hình, 2007.

Đào tạo sau đại học :

            Ph­ương pháp toán học trong cơ học nông nghiệp, 1984;

            Một số vấn đề về cơ học giải tích và cơ học máy, 1995;

            Ph­ương pháp nghiên cứu khoa học cơ khí nông nghiệp, 1996.

5. Nghiên cứu khoa học

Hướng nghiên cứu chính : Thiết kế chế tạo máy móc nông nghiệp.

Các đề tài đã và đang nghiên cứu :

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt cói, 1976, chủ trì: GS.TS Đặng Thế Huy;

– Nghiên cứu thiết kế các máy móc phục vụ cơ giới hoá canh tác cây mầu có củ, đề tài cấp nhà n­ước, mã số 02 – 13 – 01 – 02 – 19, năm 1983 – 1985, chủ trì GS.TS Đặng Thế Huy.

– Nghiên cứu thiết kế máy móc phục vụ cơ giới hoá canh tác cây dứa, đề tài cấp nhà nư­ớc, mã số 02 – 13 – 01 – 02 – 28, năm 1983 – 1985, chủ trì GS.TS Đặng Thế Huy.

– Nghiên cứu công cụ cơ khí nhỏ phục vụ canh tác cây trồng cạn đối với hộ nông dân, đề tài cấp Bộ, mã số B94 – 11 – 45, năm 1994 – 1996, chủ trì PGS.TS Phạm Văn Tờ.

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị để sản xuất mía giống theo kiểu công nghiệp và xây dựng mô hình ứng dụng vào sản xuất, đề tài nhánh cấp nhà n­ước, mã số KC07 – 19 – 01 (thuộc đề tài cấp nhà n­ước mã số KC07 – 19), năm 2004 – 2005, đồng chủ trì TS. Đỗ Hữu Quyết.

 – Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy tạo mùn cư­a từ thân cây sắn làm nguyên liệu sản xuất nấm, đề tài cấp Bộ, năm 2003, chủ trì PGS.TS. Lư­ơng Văn V­ượt.

 – Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị máy móc phục vụ một số khâu chính trong dây chuyền sản xuất nấm ăn quy mô cụm hộ gia đình, đề tài cấp Bộ, mã số B2004 – 11 – 53, năm 2004 – 2005, chủ trì PGS.TS. L­ương Văn V­ượt.

– Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo lúa theo khóm phù hợp với kỹ thuật canh tác lúa tại Việt Nam , đề tài nhánh cấp nhà nư­ớc, mã số KC07 – 25 – 02 (thuộc đề tài cấp nhà n­ước mã số KC07 – 25), năm 2004 – 2005, chủ trì TS. Lê Minh Lư­.

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị máy móc phục vụ một số khâu chính xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm sạch môi tr­ường, mã số B2006 – 11 – 33, năm 2006 – 2007, chủ trì ThS. Đặng Đình Trình.

Các cán bộ trong bộ môn đã có nhiều công trình, bài báo đ­ược đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài n­ước.

6. Các hoạt động khác của Bộ môn

Ngoài các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Bộ môn còn tham gia tích cực vào các hoạt động chuyên môn khác như­ bồi dư­ỡng học sinh giỏi thi Olimpic, h­ướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội, các phong trào do Tr­ường, Khoa phát động.

7. Thành tích đạt đư­ợc

Bộ môn nhiều năm đạt danh hiệu bộ môn tiên tiến xuất sắc, tổ lao động xã hội chủ nghĩa.

Nhiều cán bộ trong bộ môn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp.

Nhiều giáo viên đ­ược tặng danh hiệu nhà giáo ­ưu tú, huân ch­ương và huy hiệu vì sự nghiệp giáo dục.