GIỚI THIỆU CHUNG | NHÂN SỰ | ĐÀO TẠO | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC | LIÊN HỆ

BỘ MÔN MÁY NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM

Giới thiệu chung

Bộ môn Máy Nông nghiệp và Thực phẩm, tiền thân là Bộ môn Máy Nông nghiệp – được thành lập ngày 18 tháng 8 năm 1962, trên cơ sở tách ra từ bộ môn Ô tô – Máy kéo – Máy nông nghiệp (1959-1962). Trong lịch sử phát triển, năm 2006 Bộ môn Máy Nông nghiệp đã tách nhóm Máy chăn nuôi, Thiết bị bảo quản và Chế biến nông sản để thành lập Bộ môn Thiết bị bảo quản và chế biến nông sản.

Trước yêu cầu đáp ứng xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước nói chung và ngành nông nghiệp trong tình hình mới nói riêng, ngày 11/3/2022, Giám đốc Học viện nông nghiệp Việt Nam đã ra quyết định số 1292/QĐ-HVN về việc thành lập “Bộ môn Máy nông nghiệp và Thực phẩm” trên cơ sở sát nhập trở lại hai bộ môn: Bộ môn Máy nông nghiệp và Bộ môn Thiết bị bảo quản và Chế biến nông sản thuộc khoa Cơ – Điện. Bộ môn đảm nhận giảng dạy, nghiên cứu khoa học lĩnh vực: Cơ khí Nông nghiệp; Máy và thiết bị thực phẩm.

Nhân sự

Đội ngũ cán bộ hiện nay gồm 7 thành viên, trong đó: 04 cán bộ có trình độ Tiến sĩ và 3 cán bộ có trình độ Thạc sĩ. Giảng viên của Bộ môn được đào tạo bài bản từ các nước phát triển như: Úc, Nhật Bản, NewZealand, Trung Quốc,…

GVC.TS. Nguyễn Thanh Hải

Chức vụ: Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Trưởng Bộ môn

Email: nthai@vnua.edu.vn

GVC.ThS. Hoàng Xuân Anh

Chức vụ: Phó trưởng bộ môn

Email: hxanh@vnua.edu.vn

GVC.TS. Lê Vũ Quân

Chức vụ: Trưởng Ban Quản lý Cơ sở vật chất

Emai: lvquan@vnua.edu.vn

ThS. Lương Thị Minh Châu

Chức vụ: Giảng viên

Email: chauhn78@vnua.edu.vn

TS. Ngô Thị Hiền

Chức vụ: Giảng viên

Email: ngothihien@vnua.edu.vn

TS. Trần Như Khánh

Chức vụ: Giảng viên

Email: tnkhanh@vnua.edu.vn

ThS. Lê Văn Dũng

Chức vụ: Kỹ sư

Email: lvdung@vnua.edu.vn

Đào tạo

Với truyền thống là một trong những hạt nhân đầu tiên của khoa Cơ – Điện, cho tới nay Bộ môn Máy nông nghiệp và Thực phẩm đã góp phần đào tạo được nhiều thế hệ kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó nhiều người đã và đang giữ những vai trò quan trọng trong các cơ quan nhà nước, trong khối doanh nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác.

Các giáo trình đã biên soạn :

Đào tạo đại học :

Cấu tạo máy làm đất (1963), Cấu tạo máy thu hoạch (1963), Lý thuyết tính toán máy thu hoạch cây có hạt (1963), Lý thuyết tính toán máy làm đất (1968), Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp (1970), Công cụ và máy chăn nuôi (1976), Cấu tạo máy nông nghiệp (Máy canh tác) (1978), Cấu tạo máy nông nghiệp (Máy thu hoạch) (1978), Cơ khí hoá chuồng trại chăn nuôi (1979), Thuỷ lực và trang bị cung cấp nước (1980), Cơ khí hoá nông nghiệp (1991), Máy canh tác nông nghiệp (1999), Máy thu hoạch nông nghiệp (1999), Máy phục vụ chăn nuôi (1999), Lý thuyết tính toán máy thu hoạch nông nghiệp (2000), Thuỷ lực và cấp thoát nước trong nông nghiệp (2000), Kỹ thuật xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (2000), Kỹ thuật bảo quản nông sản (2006), Kỹ thuật sấy nông sản (2006), Kỹ thuật lò hơi (2006), Kỹ thuật thuỷ khí (2008), Máy nâng chuyển (2010), Thuỷ lực – Thuỷ điện (2012), Công trình và thiết bị nuôi trồng thuỷ sản (2013), Tính toán động lực học chất lỏng (2017), Kỹ thuật chế biến nông sản thực phẩm (2014), Kỹ thuật tưới tiêu (2020), Thiết bị trong công nghệ chế biến nông sản thực phẩm (2021), Kỹ thuật bảo quản nông sản thực phẩm (2022), Kỹ thuật nhiệt (2022), Thiết bị trong công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi (2022), Cơ khí chăn nuôi (2022).     

Đào tạo sau đại học :

Lý thuyết máy canh tác (1995), Lý thuyết tính toán máy thu hoạch (1995), Lý thuyết tính toán máy phục vụ chăn nuôi (1995), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học (phần nghiên cứu thực nghiệm – 1995), Giáo trình động lực học máy thu hoạch (2002), Phương pháp khối hữu hạn ứng dụng giả bài toán thuỷ khí động lực học (2000), Bài giảng lý thuyết tính toán thiết bị chế biến lương thực (2005), Bài giảng lý thuyết tính toán thiết bị chế biến rau quả (2005), Bài giảng lý thuyết tính toán thiết bị chế biến thịt, sữa (2006), Tính toán thuỷ khí động lực học (2017).

Nghiên cứu khoa học

  • Các đề tài đã và đang nghiên cứu: Trong quá trình phát triển, Bộ môn đã thực hiện được tổng cộng hơn 60 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước. Các đề tài đều được nghiệm thu đánh giá chất lượng tốt, góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hiệu suất của công cuộc hiện đại hoá, cơ khí hóa cơ khí nông nghiệp Việt Nam. Nội dung các đề tài trải rộng trong các công đoạn của sản xuất nông nghiệp từ làm đất, canh tác, chăm sóc, chăn nuôi cho tới các công nghệ, thiết bị trong chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản, thực phẩm. Các đề tài tiêu biểu có thể kể tới như:

    • Đào Quang Triệu. Nghiên cứu máy thu hoạch lúa bằng phương pháp tuốt hạt trực tiếp trên bông tại đồng bằng sông Cửu Long (1982 – 1986). Đề tài cấp nhà nước. Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm KHKT Giảng Võ và nhiều bằng khen khác.
    • Nguyễn Bảng, Nguyễn Viết Lầu (1986). Nghiên cứu mẫu máy làm đất. Đề tài cấp Nhà nước.
    • Nguyễn Văn Muốn, Hà Đức Thái (1995-1996). Nghiên cứu cày không lật đất có miết nền cho vùng đất chua mặn Hải Phòng. Đề tài cấp Thành phố (Hải Phòng).
    • Lê Công Huỳnh và cộng sự (1995-1996). Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và các công cụ máy móc nhỏ sau thu hoạch để tạo ra sản phẩm hàng hoá nhằm phát triển nông thôn. Đề tài cấp Bộ.
    • Trần Như Khuyên, Phạm Xuân Vượng, Nguyễn Thanh Hải, Hoàng Xuân Anh (1999-2000). Nghiên cứu mẫu máy cho dây chuyền công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp ướt. Đề tài cấp Bộ.
    • Trần Như Khuyên, Nguyễn Thanh Hải, Hoàng Xuân Anh (2001-2003). Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị trong chuồng nuôi gà lồng công nghiệp 2000 con. Đề tài nhánh cấp Nhà nước.
    • Hà Đức Thái và cộng sự (2001-2006). Nghiên cứu máy xới và bón phân cho mía. Đề tài cấp Nhà nước.
    • Hà Đức Thái, Nguyễn Văn Muốn, Lưu Văn Chiến, Đỗ Đình Thi và cộng sự (2007-2010). Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo các máy để cơ giới hoá canh tác và thu hoạch sắn ở vùng sản xuất tập trung. Đề tài cấp Nhà nước.
    • Hoàng Đức Liên và cộng sự (2008-2010). Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị để cơ giới hoá thu gom, vận chuyển, rửa, đánh đồng muối tại các đồng muối công nghiệp. Đề tài cấp Nhà nước.
    • Hoàng Đức Liên, Lê Vũ Quân và cộng sự (2010-2013). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thị giác máy vào tự động hóa máy phun thuốc bảo vệ thực vật. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế NĐT cấp nhà nước Việt Nam- Trung Quốc.
    • Nguyễn Thanh Hải, Hoàng Xuân Anh và cộng sự (2012). Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh uống liền. Đề tài cấp Nhà nước.

    Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2019-2021). Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp phân bón theo hàng với sự trợ giúp của khí nén. Đề tài hợp nghiên cứu song phương Việt Nam – Nhật Bản..

Thành tích đạt đư­ợc

Tính tới hiện tại, Bộ môn đã có 5 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 01 Giáo sư, 10 Phó Giáo sư và 22 Tiến sĩ. Nhiều giảng viên đ­ược tặng huân ch­ương và huy hiệu vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

– Bằng khen Bộ Giáo dục và đào tạo: Có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua thời kỳ đổi mới 1990-2000 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển ký (QĐ số 984/ GDĐT ngày 03/3/2001);

– Bằng khen Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Có có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ đổi mới 1990-2000 do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ ký (QĐ số 2246/NN&PTNT ngày 25/5/2001);

– Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: Có thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ Quốc do Thủ tướng Phan Văn Khải ký (QĐ số 1317/TTg ngày 02/10/2001).

Địa chỉ liên hệ

Bộ môn Máy Nông nghiệp và Thực phẩm

Phòng: P201, Toàn nhà khoa Cơ – Điện,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.