Bản tin Seminar thứ tuần 48 năm 2018

Chiều ngày 26/11 tại Phòng Họp khoa Cơ – Điện đã diễn ra seminar của các tác giả ThS. Nguyễn Kim Dung, ThS. Đặng Thị Thúy Huyền và ThS. Ngô Phương Thủy.

 Với chuyên đề  “Công nghệ IoT trong nông nghiệp 4.0”, Ths. Nguyễn Kim Dung đã trình bày tổng quan về Cách mạng công nghiệp 4.0 và Nông nghiệp 4.0, vai trò của IoT trong nông nghiệp 4.0. Trong số các nội dung chia sẻ, phần cứng được sử dụng trong công nghệ IoT, thực trạng nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam và giải pháp là một số vấn đề được người nghe đặc biệt quan tâm. Những câu hỏi và thảo luận đã được tác giả giải đáp và ghi nhận.

Chủ đề thứ 2 của seminar “Tổng quan về cảm biến sinh học và ứng dụng” được trình bày bởi ThS. Đặng Thị Thúy Huyền. Chuyên đề đã trình bày về lịch sử phát triển, khái niệm cảm biến sinh học, phân loại và ứng dụng của cảm biến sinh học trong một số lĩnh vực như: y học, công nghệ thực phẩm, môi trường và nông nghiệp. Các vấn đề chính được thảo luận gồm có: ưu nhược điểm của cảm biến sinh học, hướng ứng dụng của cảm biến sinh học trong nông nghiệp.

Tiếp nối seminar, ThS. Ngô Phương Thủy trình bày về chủ đề “Robot di động – Cảm biến và công nghệ”. Chủ để thuộc lĩnh vực cơ điện tử, lĩnh vực đang được quan tâm ứng dụng rất nhiều trong công nghệ sản xuất 4.0 ngày nay. Chuyên đề đã nêu lên được vai trò quan trọng trong việc tổng hợp dữ liệu cảm biến trong robot di động. Phương pháp tổng hợp cảm biến được sử dụng nhiều trong các robot bánh xe tự hành là thuật toán lọc nhiễu Kalman. Thuật toán cho phép xác định vị trí robot chính xác khi sử dụng đa cảm biến. Chuyên đề đã được thảo luận rất sôi nổi vì đây là một vấn đề khá mới, ứng dụng trong thuật toán dẫn đường cho robot.

Trong seminar còn có rất nhiều ý kiến quan tâm của các vị đại biểu và các sinh viên đã và đang mong muốn tìm hiểu về vấn đề IoT trong nông nghiệp công nghệ cao.

Thông qua 3 chuyên đề với một buổi seminar của các thầy cô trong khoa Cơ – Điện đã truyền đạt tâm tư nguyện vọng về việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết của nền nông nghiệp nước nhà hiện nay. Mong những ứng dụng mới sẽ tới được với người nông dân một cách sớm nhất và tốt nhất.


Một số hình ảnh của buổi seminar: