Bản tin seminar tuần 9 năm học 2019 – 2020

Chiều ngày 16 tháng 09 năm 2019, tại Hội trường B, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã diễn ra seminar của các cán bộ đến từ khoa Cơ- Điện.

ThS. Lương Thị Minh Châu mở đầu với chuyên đề “Đánh giá độ bay hơi của mô hình sản xuất muối biển công nghệ cao E3D (phương pháp bay hơi lập thể) trong sản xuất muối biển tại Thái Thụy – Thái Bình”. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau 1 tiếng đồng hồ làm việc đầu tiên, tốc độ bay hơi của mô hình E3D là rõ ràng nhất. Thử nghiệm ban đầu với 300 lít nước biển sạch, sau một giờ, lượng nước bốc hơi hết 80 lít, một khối lượng tương đối lớn, các giờ làm việc sau độ bốc hơi cũng tương đối cao. Sau 1 tiếng đồng hồ làm việc đầu tiên, độ bay hơi của mô hình E2D thể hiện cho thấy, thử nghiệm ban đầu với 30 lít nước biển sạch, lượng nước bốc hơi hết 2 lít, một khối lượng tương đối hạn hẹp do nước bốc hơi trực tiếp từ ô kết tinh rộng, các giờ làm việc sau độ bốc hơi cũng không thể hiện được lượng bốc hơi nhiều hơn. Trong quá trình thực nghiệm nhóm nghiên cứu thực hiện theo ca làm việc 8 tiếng/ngày so với mô hình E3D thì sau 8 tiếng làm việc, chúng ta tắt bơm, nước tuần hoàn về bể chứa, và độ bay hơi không thể hiện trong khi chúng ta dừng bơm đợi đến ca làm việc tiếp theo. Còn với mô hình khay kết tinh thủ công E2D, do mặt thoáng của ô kết tinh rộng, không sử dụng bơm nhưng vẫn có độ bốc hơi trong một đêm dừng làm việc, tuy nhiên độ bốc hơi này rất ít.

ThS. Lương Thị Minh Châu trình bày chuyên đề

Nối tiếp chương trình, ThS. Lưu Văn Chiến đưa đến seminar chuyên đề thứ 2 về “Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch chuối tại các vùng sản xuất chuối tập trung trên thế giới và ở Việt Nam”. Seminar tóm tắt tình hình sản xuất và tiêu thu chuối trên thế giới và ở Việt Nam, tình hình thu hoạch chuối trên thế giới và tại Việt Nam. Chuyên đề đề xuất giải pháp thu hoạch chuối cho các vùng sản xuất chuối tập trung tại Việt Nam như sau: Trên thế giới, với những cơ sở, công ty trồng chuối có quy mô lớn thường được trang bị những máy móc thiết bị với chi phí đầu tư rất lớn, từ làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch đã được cơ giới hóa đồng bộ. Tuy nhiên, khâu thu hoạch mới chỉ thực hiện ở một số khâu như vận chuyển còn khâu cắt buồng chuối vẫn thực hiện bằng tay. Còn tại Việt Nam, mới chỉ bước đầu cơ giới hóa hầu như mới dừng lại khâu làm đất. Còn khâu gieo trồng và thu hoạch mới chỉ một phần do quy mô sản xuất nhỏ lẻ không tập trung.

ThS. Lưu Văn Chiến trình bày chuyên đề

Với điều kiện canh tác vùng trồng chuối tập trung tại Vĩnh Phúc với tổng diện tích 45-50ha là đảm bảo đủ điều kiện để đâu tư cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Cả 2 seminar đều là những kết quả nghiên cứu cơ bản, bước đầu trên thực tế rất cần nghiên cứu thêm về lĩnh vực này để áp dụng vào thực tế sản xuất.