NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình Cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo người công dân có ý thức xã hội tốt, đủ năng lực chuyên môn và các kỹ năng cần thiết, giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử:
MT1: Có được việc làm trong các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.
MT2: Đóng góp vào những tiến bộ của khoa học và quản lý trong lĩnh vực sản xuất; Sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề mới.
MT3: Theo đuổi học tập bằng cấp cao hơn; Phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo; quản lý chương trình và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
MT4: Trở thành công dân có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghề, năng động và sáng tạo.
2.1. Kiến thức
-
Kiến thức chung:
CĐR1: Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội, nhân văn, pháp luật và kinh tế trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
-
Kiến thức chuyên môn:
CĐR2: Đánh giá các giải pháp kỹ thuật và khắc phục sự cố trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
CĐR3: Thiết kế hệ thống máy và thiết bị trong lĩnh vực cơ điện tử.
2.2. Kỹ năng
-
Kỹ năng chung:
CĐR4: Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm làm việc đạt mục tiêu đề ra.
CĐR5: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa một cách hiệu quả và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
-
Kỹ năng chuyên môn:
CĐR6: Vận dụng kỹ năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị cơ điện tử;
CĐR7: Vận dụng kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý và phân tích thông tin phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
CĐR8: Sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
CĐR9: Tư vấn về kỹ thuật, công nghệ và quản lý trong lĩnh vực cơ điện tử;
CĐR10: Chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành hệ thống máy và thiết bị trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR11: Định hướng tương lai rõ ràng, đam mê nghề nghiệp và ý thức học tập suốt đời;
CĐR12: Nhận thức trách nhiệm xã hội, tuân thủ luật pháp, đạo đức nghề nghiệp và các quy định trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
3. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có thể công tác trong các vị trí sau:
-
Các cơ quan quản lý nhà nước;
-
Cán bộ kỹ thuật trong các phòng kỹ thuật của công ty nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu;
-
Chuyên viên thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động;
-
Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử;
-
Thăng tiến trở thành giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử;
-
Giảng dạy chuyên ngành cơ điện tử tại các trường đại học, cao đẳng nghề.
-
Đào tạo nhân lực có chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu lao động không chỉ trong nước mà còn cho xuất khẩu.
4. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp đại học có thể học tập nâng cao trình độ:
-
Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;
-
Có khả năng theo học các chuyên đề, tập huấn sử dụng các thiết bị, công nghệ mới, hiện đại về cơ điện tử;
Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý để đảm nhận chức vụ cao hơn trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.