Ngành Kỹ thuật cơ khí
1.1. Mục tiêu đào tạo
1.1.1.Mục tiêu chung
Ngành kỹ thuật cơ khí đào tạo các kỹ sư có ý thức xã hội tốt, có trình độ chuyên môn về
lĩnh vực cơ khí đáp ứng được yêu cầu của công việc; được trang bị đầy đủ kỹ năng mềm, có năng lực tự chủ và trách nhiệm cao.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí:
MT1: Có được việc làm trong lĩnh vực cơ khí tại cơ quan công lập, doanh nghiệp và tổ chức sử dụng các kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình đào tạo.
MT2: Đóng góp vào những tiến bộ của khoa học và quản lý sản xuất trong lĩnh vực cơ khí;
Sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề mới.
MT3: Theo đuổi học tập bằng cấp cao hơn; Phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo; Quản lý chương trình và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
MT4: Trở thành công dân có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghề, năng động, và sáng tạo.
1.2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
1.2.1. Kiến thức
* Kiến thức chung:
CĐR1: Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội, nhân văn, pháp luật và kinh tế trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
* Kiến thức chuyên môn:
CĐR2: Đánh giá các giải pháp kỹ thuật và khắc phục sự cố trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
CĐR3: Thiết kế hệ thống máy và thiết bị cơ khí.
1.2.2. Kỹ năng
* Kỹ năng chung:
CĐR4: Vận dụng tư duy phản biện, sáng tạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật của ngành.
CĐR5: Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm làm việc đạt mục tiêu đề ra.
CĐR6: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa một cách hiệu quả và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
* Kỹ năng chuyên môn:
CĐR7: Vận dụng các kỹ năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa vào giải quyết các vấn đề của hệ thống máy và thiết bị cơ khí.
CĐR8: Vận dụng kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý và phân tích thông tin phục vụ nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
CĐR9: Sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
CĐR10: Tư vấn về kỹ thuật và công nghệ; thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy và thiết bị cơ khí.
1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR11: Định hướng tương lai rõ ràng, đam mê nghề nghiệp và ý thức học tập suốt đời.
CĐR12: Nhận thức trách nhiệm xã hội, tuân thủ luật pháp, đạo đức nghề nghiệp và các quy định trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
1.3. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
– Kỹ sư cơ khí làm việc trong các công ty thiết kế, chế tạo, kinh doanh hệ thống máy móc cơ khí nói chung và cơ khí nông nghiệp nói riêng;
– Cán bộ quản lý nhà nước các cấp liên quan đến hệ thống máy móc và phát triển nông thôn;
– Giảng viên, trợ giảng và nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu và trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành giảng dạy cơ khí;
– Cán bộ thực hiện dự án quản lý, điều hành nhóm của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs), đặc biệt các tổ chức phi chính phủ liên quan đến hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi;
– Quản lý hoặc nhân viên quản lý các vị trí khác nhau của doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.4. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật cơ khí có thể học tập nâng cao trình độ:
– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ;
– Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
– Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý để đảm nhận chức vụ cao hơn trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo