Bản tin Seminar thứ tuần 46 năm 2018

Chiều ngày 12/11 tại Hội trường B, ThS. Mai Thị Thanh Thủy đã trình bày chủ đề: “Tổng quan về động cơ Servo. Đặc điểm và cấu tạo của động cơ Servo”.  

Nội dung Seminar, ThS. Mai Thị Thanh Thủy đã giới thiệu về Servo – một thiết bị, có thể là thiết bị điện, thiết bị cơ khí hay thiết bị điện cơ mà nó được kích thích bởi một tín hiệu vào, luôn đi kèm với một hệ thống phản hồi để điều khiển tốc độ hay vị trí. Động cơ servo – là một loại  thiết bị servo, là động cơ có khả năng phản ứng tức thời với các tín hiệu điều khiển và sự thay đổi tải.

             Có hai loại động cơ Servo: AC Servo và DC Servo

            Động cơ Servo AC phù hợp với yêu cầu công suất nhỏ. Ở loại động cơ này, dây quấn stato được quấn trên lõi thép đồng đều với mật độ dày hơn các loại động cơ bình thường khác để hạn chế mômen xoắn. Lõi thép roto được gắn thêm nam châm vĩnh cửu để tăng khả năng phản tức thời của động cơ.

            Động cơ DC Servo được sử dụng trong các trường hợp yêu cầu công suất lớn, làm việc không liên tục. Roto của loại động cơ này dài và có đường kính nhỏ hơn các loại động cơ bình thường

            Để điều khiển động cơ servo cần có bộ điều khiển và hệ thống lấy tín hiệu phản hồi để điều khiển.

Với nhiều ưu điểm vượt trội như: Độ nhạy, độ chính xác cao, có khả năng tự động điều khiển và điều khiển từ xa nên động cơ Servo ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp in mạch điện tử, máy CNC, thiết bị y tế, cánh tay robot và các mô hình ô tô, máy bay, …Hiểu và điều khiển được động cơ Servo trong các ứng dụng thực tế là đòi hỏi cấp thiết với các kỹ sư điện, tự đông hóa và cơ điện tử.

ThS. Mai Thị Thanh Thủy trình bày tại Sermina

Những đặc điểm và ứng dụng của Servo trong seminar đã nhận được sự quan tâm, thảo luận của các thầy cô và các em sinh viên.